fbpx

Cấu tạo mái bằng và những điều cần chú ý

Tháng Mười Hai 11, 2021

Cấu tạ mái bằng là một chủ đề đang rất được quan tâm. Mỗi một thiết kế nhà ở, tùy thuộc vào từng phong cách thiết kế hay mong muốn của gia chủ mà có những kiểu mái khác nhau. Trong đó, mái bằng được các gia chủ ưa tiên và lựa chọn nhiều. Bởi đa số thường nhà ở đều có cấu tạo mái có chóp, nhưng mái bằng thì không, tạo nên được sự khác biệt. Tuy nhiên, về cấu tạo mái bằng như thế nào cho kiên cố và vững chãi thì không phải ai cũng biết. Sau đây, VTKONG chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề này ở bài viết bên dưới.

Mái bằng là gì?

Mái bằng là mái được thiết kế bằng phẳng, không có chóp. Nó được làm bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc có thể là lắp ghép các khối lại với nhau. Loại mái bằng thường được sử dụng phổ biến trong các công trình nhà ở mặt phố. Mang lại sự hiện đại, sang trọng và đẳng cấp, thu hút ánh nhìn của mọi người.

Mái Bằng
Mái Bằng

 

 

Cấu tạo mái bằng như thế nào?

Mái bằng được cấu tạo khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Về chất lượng lẫn thẩm mỹ. Cấu tạo mái bằng gồm:

Lớp kết cấu chịu lực

Đúng với tên gọi của nó, lớp kết cấu chịu lực là lớp chịu lực của toàn bộ phần mái. Sau đó dồn trọng lượng xuống dọc theo kiến trúc ngồi nhà và cuối cùng là lên móng nhà.

Mặt bằng kết cấu của lớp chịu lực này được làm như sàn nhà. Tuy nhiên, nó có khả năng chống thấm, chống dột và không đọng lại nước khi gặp trời mưa. Ngoài ra, nó còn có khả năng cách nhiệt, đảm bảo cho nhiệt độ được điều hòa.

Nó có thể được kết cấu bởi lắp ghép hoặc là bán lắp ghép các khối bê tông cốt thép lại với nhau. Hoặc cũng có thể lựa chọn toàn bộ kết cấu toàn khối sẽ là bê tông cốt thép toàn bộ.

Cấu Tạo Mái Bằng
Cấu Tạo Mái Bằng

Lớp cấu tạo vật lý kiến trúc

Lớp vật lý kiến trúc hay còn chính là lớp để bảo vệ mái bằng. Nó có tác dụng chống nóng, cách âm và chống thấm nước, ngăn cản những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến mái bằng.

Tuy nhiên, nếu muốn làm được những điều đó thì cấu tạo phải nhiều lớp, để có thể phân bổ đều các nhiệm vụ. Như: lớp bảo vệ phía trên cùng hay lớp để chống thấm, lớp không cho nước dột vào nhà. Tiếp theo là các lớp khác như lớp để cho không khí được lưu thông và lớp cách nhiệt…

Lớp tạo dốc

Lớp tạo dốc chính là lớp quyết định đến độ dốc của mái nhà. Cấu tạo mái bằng dốc ít hay nhiều còn tùy thuộc vào vị trí này. Lớp tạo dốc thông thường sẽ được thiết kế đặt phía trên của lớp kết cấu chịu lực. Nó có cấu tạo khá vững chắc và bền bằng bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm và bê tông xỉ.

Ở lớp này nó còn có tác dụng hỗ trợ cách nhiệt, cho ngôi nhà được mát mẻ, thoáng đãng. Và ở phái trên lớp chịu lực nên cũng góp phần chống thấm nước và đọng nước.

Một số điểm cần chú ý về cấu tạo mái bằng

Vị trí khe lún trong cấu tạo mái bằng

Từ móng nhà đến mái nhà sẽ được tách bởi khe lún. Với cấu tạo mái bằng, khe lún thường được đổ dày khoảng 40cm và cao khoảng 100cm. Nó được đổ thẳng gờ dọc theo khe lún. Sau đó thì mới bắt đầu tiến hành xây dựng ở hai phái của khe lún. Ở vị trí này sẽ xây gạch, trên bờ gạch sẽ thiết kế mũ đậy bằng tôn hoặc là tấm chắn bê tông cốt thép để đậy khe lún.

Chú ý phải làm cho gờ của lớp bê tông chống thấm của mái thấp cao lên 100cm nếu như khe lún hai bên cao thấp khác nhau.

Vị Trí Khe Lún
Vị Trí Khe Lún

Vị trí khe nhiệt

Khe nhiệt hay còn gọi là khe co giãn. Phải được bố trí phù hợp với cấu trúc của toàn bộ ngôi nhà. Khe co giãn cần thiết kế từ 8m đến 12m với những bộ phận như mái hiên, mái hắt,…Khe co giãn phụ trách việc giãn nở tự do nhưng cũng góp phần vào việc bảo vệ mái nhà. Tránh cho mái nhà bị dột hay thấm nước.

Lưu ý vấn đề tường vượt, mái thấp

Nếu tương vượt cao hơn mọt bên so với mái thì nên chú ý làm cho gờ ở phái mái thấp cao lên khoảng 100cm. Trong trường hợp này thì nên thiết kế mái tôn che suốt dọc của gờ.

Với những chia sẻ về cấu tạo mái bằng mà VTKONG đã chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hy vọng, bạn sẽ có được một ngôi nhà thiết kế mái bằng đẹp hài lòng, phù hợp nhất.