Cách tính m2 xây dựng là một khâu thể thiếu ở bất kỳ công trình thi công nào, và được thực hiện cho mục đích khác nhau, chẳng hạn như dự toán chi phí ban đầu hay ước tính giá bán nhà. Chung quy lại, các công thức tính luôn được vận dụng một cách linh hoạt để có thể tính toán chi phí sát với thực tế nhất.
Trong bài viết này, vtkong.com sẽ đưa ra những công thức hướng dẫn bạn cách tính m2 xây dựng một cách cụ thể và đơn giản nhất.
Danh mục nội dung
Diện tích xây dựng là gì ?
Diện tích xây dựng, hay còn gọi là diện tích phủ bì được tính bằng đơn vị m2, là phần diện tích được tính từ mép tường bên này đến mép tường bên kia của thửa đất. Diện tích xây dựng được quy định trong giấy phép xây dựng hoặc trong quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
Diện tích sàn là gì ?
Tổng diện tích được sử dụng trong một công trình bao gồm cầu thang, hành lang, ban công… được gọi là diện tích sàn.
Tổng diện tích sàn xây dựng sẽ bằng diện tích sàn các tầng cộng với các phần diện tích khác
Cách tính m2 sàn xây dựng
Khi xây nhà, để xác định được khôi lượng công việc, công trình xây dựng sẽ được chia làm nhiều phần để tính diện tích theo mét vuông sàn. Như vậy, cách tính m2 xây dựng được áp dụng cụ thể như sau:
Diện tích sàn xây dựng = chiều dài thửa đất x chiều rộng thửa đất |
Ví dụ, sau khi áp dụng công thức trên, diện tích sàn thửa đất của bạn đo được là 100m2; công trình xây dựng của bạn bao gồm 1 trệt 2 lầu, như vậy tổng diện tích sàn xây dựng lúc này sẽ là: 100 x 3 (tầng) = 300 (m2)
Cách tính m2 xây dựng cho tầng hầm
Với thiết kế hiện đại ngày nay, đa phần các dự án xây dựng sẽ tận dụng tối đa không gian bằng cách khai thác không gian dưới cùng làm tầng hầm. Thông thường, khu vực này được sử dụng làm gara để xe ô tô, xe máy hoặc kho chứa hàng. Khi đó, diện tích tầng hầm sẽ được tính dựa vào độ sâu của tầng.
- Đối với tầng hầm sâu từ 1m3 thì diện tích tầng hầm sẽ bằng 150% diện tích tầng trệt
- Độ sâu của tầng hầm từ 1m7 thì diện tích hầm bằng 170% diện tích tầng trệt
- Với độ sâu từ 2m thì diện tích tầng hầm tương ứng với 200% diện tích tầng trệt
- Nếu độ sâu tầng hầm trên 2m thì diện tích tầng hầm được tính bằng 250% diện tích tầng trệt
Cách tính m2 xây dựng cho phần móng nhà
Vì là phần chịu lực chính cho toàn bộ những hạng mục trước đó, nên móng được xem là hạng mục quan trọng nhứt của công trình xây dựng. Phần móng được chia ra làm ba loại chính, đó là móng cọc, móng băng, và móng bè. Tuỳ theo từng loại móng khác nhau mà cách tính m2 xây dựng cho phần này sẽ khác nhau.
- Móng cọc
Trên mỗi bản thiết kế riêng biệt, đơn vị thầu sẽ xem xét và rà soát để đưa ra phép tính có kết quả đúng nhất. Thông thường, tuỳ thuộc vào diện tích đài móng mà phần móng cọc sẽ được tính dao động từ 20 đến 40% diện tích tầng trệt.
- Móng băng
Đây là loại móng được thiết kế ở hầu hết các công trình nhà ở, so với diện tích tầng trệt, móng băng được tính bằng 50% là chính xác.
- Móng bè
Do thiết kế của móng bè được dàn đều trên mặt bằng nền nên số mét vuông móng bè bằng 80% diện tích tầng trệt.
Cách tính m2 xây dựng cho phần thân nhà
Ở hạng mục này, các nhà thầu xây dựng thường chia thành hai cách tính cụ thể như sau:
- Có mái che:
Nếu bao gồm luôn cả mái che thì mét vuông xây dựng được tính bằng 100% diện tích sàn của tầng hầm, tầng trệt, và tầng cao cộng lại
- Không mái che:
Trường hợp cách tính không mái che này thường áp dụng cho sân thượng hoặc tầng trên cùng không cần mái che, khu vực này được tính bằng 50% diện tích mặt sàn của tầng không mái che đó.
Đặc biệt, nếu phần mái được tính riêng thì sẽ tuỳ thuộc vào từng loại mái mà bên phía nhà thầu có cách tính khác nhau. Chẳng hạn như mái sân thượng được tính 30%, mái bê tông là 50%, mái tôn sẽ từ 15 đến 30%, hoặc mái ngói là 70%.
Lời kết
Qua bài viết trên, vtkong.com đã chia sẻ với bạn cách tính m2 xây dựng nhà ở hoặc công trình. Hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn và từ đó áp dụng tính toán những chi phí dự trù cho việc xây dựng căn nhà của mình. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, đôi khi các nhà thầu khác nhau sẽ có cách tính khác nhau, vì thế sẽ có những chênh lệch ít nhiều trong ước tính.
Bài viết tham khảo thêm tại đây.